Acapella High violin MK3

Acapella High violin MK3

  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Hãng sản xuất
  • Bảo hành
  • Tình trạng Đẹp xuất sắc

Đặt mua

Nội dung chi tiết

Acapella … khi tiếng nhạc cất lên, lập tức người ta sẽ quên đi những khái niệm về công nghệ plasma, thiết kế isobaric hay cấu trúc horn, thậm chí ngay cả khối loa đồ sộ trong phòng cũng biến mất. Những gì còn lại chỉ thuần khiết là âm nhạc, cảm xúc của nghệ sỹ trình tấu và sự rung động của người nghe… TÔM Audio bán loa  Loa Acapella High violin MK III đẹp xuất sắc, giá tốt

 

 

k kk kkk kkkk kkkkk kkkkkk

 

 

 

 

Những công nghệ chế tác hàng đầu

Loa Acapella High Violoncello III MK III là thế hệ kế tiếp của dòng High Violoncello, không chỉ là những nâng cấp “chút chút” để làm dày lên bộ sưu tập của hãng, mà phiên bản III đã được cải thiện một cách khá toàn diện từ trong ra ngoài. Thùng loa thậm chí còn lớn hơn cả thế hệ trước với chiều cao lên tới 162 cm và trọng lượng mỗi loa đạt 140 kg. Mặc dù module chứa các driver woofer được bố trí cách tấm nền chừng 5 cm bởi 4 chân cột, song loa vẫn thuộc loại thùng kín chứ không phải thông hơi đánh xuống đất như nhiều người có thể lầm tưởng.


Hình ảnh cặp loa cao cấp Acapella High Violoncello II MK II có một không hai

Đôi loa được thiết kế 3 đường tiếng gồm một loa treble ion (plasma), một loa trung và 3 driver woofer đảm trách dải trầm. Điểm cắt tần giữa loa tweeter và loa kèn midrange được đặt ở ngưỡng 5 kHz. Trong khi đó, điểm cắt tần giữa loa midrange và loa woofer là 800 Hz.

Hiếm có một chiếc loa nào lại được “khoác” lên mình nó những công nghệ chế tác độc đáo và hiện đại như Acapella High Violoncello III MK III, từ thiết kế isobaric cho các loa ở dải trầm, thiết kế horn (kèn) ở dải trung và thiết kế loa ion (plasma) ở dải cao. Tất cả những công nghệ này đều gặp nhau ở một điểm: duy trì tốc độ và hiệu suất tối đa ở các driver nhằm tái hiện âm thanh trung thực nhất có thể với độ sai âm thấp nhất.

Các driver woofer có màng được làm bằng một loại giấy nén đặc biệt với đường kính xấp xỉ 280 mm. Theo thiết kế này, 2 loa woofer được bố trí hướng ra ngoài như bình thường, trong khi đó, 1 driver còn lại được lắp theo công nghệ isobaric (đưa driver vào hẳn trong bụng loa). Loa sử dụng công nghệ isobaric bao giờ cũng cho tiếng trầm sâu và nhanh hơn hẳn những cặp loa thông thường có kích thước tương đương. Sở dĩ Acapella ứng dụng công nghệ này cho module bass trên Acapella High Violoncello III MK III là nhằm đẩy tốc độ đáp ứng của driver woofer bắt kịp với các driver vốn có tốc độ siêu nhanh ở dải mid và dải treble.

Các driver woofer đều có viền nhún khá to, chắc chắn bằng cao su, đồng thời sử dụng mũi định tâm hướng thẳng về phía trước, đảm bảo hành trình của loa luôn ổn định, không bị lệch trục gây nên hiện tượng méo tiếng. Thông thường, người ta chỉ mũi định tâm xuất hiện ở loa mid, hoặc midwoofer. Song trên thực tế, với đặc thù hoạt động ở cường độ lớn, chịu nhiều áp lực từ năng lượng phản hồi của thùng cũng như ma sát với không khí, driver woofer phải được ứng dụng công nghệ này trước nhất. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trình diễn dải trầm, Acapella đã chủ động đưa thiết kế này vào các driver woofer. Ngoài Acapella, chúng tôi cũng thấy Zu Audio ứng dụng thiết kế trên cho driver woofer.

Như vậy, người chơi hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng cặp Acapella High Violoncello III MK III có màn trình diễn cân bằng giữa các dải âm bởi phần trầm – vốn khó xử lý nhất, nay đã được Acapella ứng dụng nguyên tắc bố trí driver và thiết kế driver theo những công nghệ tiên tiến nhất.

 

Trên nóc của thùng loa chính chứa các driver woofer/tweeter được khía hình chữ V, đây cũng là vị trí để gắn module chứa driver mid cùng kèn tán âm. Driver midrange có đường kính chỉ xấp xỉ 50 mm, song kèm theo nó là hệ thống họng kèn và miệng kèn loe rộng tới 470 mm.

Loa tweeter ion TW1S được bố trí ngay bên dưới module midrange. Driver này được gắn trong một buồng chứa bằng kim loại có đục lỗ. TW1S sử dụng dây nguồn AC của chính hãng để cấp điện cho toàn bộ hệ thống loa plasma hoạt động, bao gồm bộ phóng điện, ampli và biến thế cao áp. TW1S hoạt động theo nguyên lý của loa plasma thông thường, có nghĩa là điện cực trong buồng đốt sẽ phóng ra tia plasma. Ampli gắn trong điều khiển biến thế theo tín hiệu âm thanh, làm thay đổi cường độ của khối plasma, biến đổi áp suất không khí xung quanh nó, tạo nên sóng âm tới tai người nghe.

Tuy nhiên, loa TW1S của Acapella có một số đặc điểm ưu trội hơn các loa treble plasma khác. Thứ nhất, để tăng cường hiệu suất cho loa, driver này sử dụng một miệng kèn tán âm bằng đồng đường kính 150 mm. Tiếp đến, để giảm thiểu tác hại của tia plasma tới sức khỏe của con người, buồng đốt của TW1S được thiết kế đặc biệt, hạn chế tối thiểu sự xâm nhập của không khí để oxy không bị biến đổi thành ozon.

Loa tweeter plasma của Acapella là một trong những thiết kế có khả năng tái tạo dải tần cao nhất hiện nay. Theo kết quả đo được, TW1S tái hiện tiếng treble lên tới ngưỡng 40 kHz, vượt xa khả năng nghe thấy của tai người. Tuy nhiên, những hài âm do nó tạo ra lại rất quan trọng trong việc tái tạo nên nhạc tính của dải cao. Nhờ khả năng này mà âm sắc của nhạc cụ, đặc biệt là những nhạc cụ cổ điển như violin, piano, triangle, symbal… được tái tạo trong trẻo, rõ nét, tự nhiên và tinh tế.

Bố trí và phối ghép

Tại đây, cặp Acapella High Violoncello II MK II được bố trí trong một phòng thử có diện tích chừng 50 m2 – một không gian tương đối lớn so với tiêu chuẩn phòng nghe phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả trong không gian này thì với kích thước đồ sộ của mình, High Violoncello II MK II vẫn không hề bị ngợp. Trái lại, module chứa các driver bass và driver treble ion hình trụ đen khi kết hợp với họng kèn màu đỏ loe ra phía trên lại tạo thành những điểm nhấn về hình khối và màu sắc đầy thẩm mỹ trong phòng nghe có tone trắng.

Âm thanh của cặp loa, hay nói đúng hơn, âm nhạc do loa tái tạo giàu tính thư giãn, nó hướng thính giả tới việc lắng nghe cảm xúc của mình nhiều hơn là nghe âm thanh từ những hệ thống playback thông thường.

Phòng nghe có bề rộng chừng 6m cùng chiều dài khoảng 8m với trần 3,5m được xử lý âm học chuyên nghiệp với các thiết bị tiêu tán âm ASC (Acoustic Sciences Corporation – Mỹ). Đây là dòng tiêu tán âm chuyên nghiệp, được các tạp chí âm thanh tại nước ngoài đánh giá cao, và có hiệu quả cụ thể, rõ ràng. Khi bố trí đúng cách các thiết bị tiêu tán âm ASC, phòng nghe lập tức sẽ trở nên hài hòa và ăn nhập với hệ thống hi-fi, hi-end của người chơi, khi đó, phòng nghe chỉ tạo nên những cộng hưởng có lợi, triệt tiêu cộng hưởng tiêu cực sao cho âm thanh trình diễn của các thiết bị audio tiệm cận tới các thông số lý thuyết.

Thiết bị phối ghép cùng Acapella High Violoncello III MK III cũng được lựa chọn khá kỹ sao cho hài hòa được hai yếu tố: chất lượng âm thanh và chi phí. Trong những lần thử tại đây, chúng tôi sử dụng các sản phẩm đầu bảng dòng Reference của Accustic Arts gồm bộ cơ Drive II kết hợp với bộ giải mã Tube DAC II xử lý tín hiệu tới 32 bit/192 kHz để làm đầu đọc; phần tiền khuếch đại do TUBE PREAMP II có tầng ra class A thuần đảm trách; tầng khuếch đại công suất do power AMP III thực hiện với 48 sò MOSFET cho công suất cực đại tới 1.000 watt/4 Ohms được thiết kế dưới dạng dual-mono.

Thăng hoa cảm xúc

Trong buổi nghe đầu tiên, chúng tôi không dành quá nhiều thời gian để đánh giá và phân tích, mà chủ yếu là để cân chỉnh thiết bị (vị trí set up loa tối ưu, các linh-phụ kiện phù hợp…), tính toán vị trí ngồi nghe tốt nhất, và làm quen với âm thanh của cặp loa.

Trước đây, chúng tôi từng có nhiều dịp thưởng thức âm thanh của Acapella với một số dòng đầu bảng như Campanile, Triolon Excalibur, và thường xuyên là dòng Violon. Không còn quá xa lạ với chất âm đặc trưng của dòng loa này, với những đặc điểm mà ai cũng có thể nêu ra không ngần ngại như trung âm tự nhiên, chi tiết, treble cao, tinh tế, không gian sân khấu rộng và âm hình rõ… Song khi nghe nhạc trên cặp loa thế hệ mới Acapella High Violoncello III MK III, những thay đổi về âm thanh trở nên tích cực đến nỗi, thoạt tiên, nó cho tôi cảm giác như được nghe một dòng loa mới, là đối thủ trong trường phái của Acapella, nhưng tốt hơn.

Trong những lần trải nghiệm với Acapella High Violoncello III MK III, hễ tiếng nhạc cất lên, lập tức khiến chúng tôi quên đi những khái niệm về công nghệ plasma, thiết kế isobaric hay cấu trúc horn, thậm chí ngay cả khối loa đồ sộ trong phòng cũng biến mất. Những gì còn lại chỉ thuần khiết là âm nhạc, cảm xúc của nghệ sỹ trình tấu và sự rung động của người nghe. Với cặp loa này, chúng tôi không mất công phải tưởng tượng, hay hình dung, cũng không còn liên tưởng tới tiếng treble tơi, mảnh, cao vút là do cái gì, giọng hát thoát, đầy, dầy, ấm như vậy là từ đâu… Âm thanh của cặp loa, hay nói đúng hơn, âm nhạc do loa tái tạo giàu tính thư giãn, nó hướng thính giả tới việc lắng nghe cảm xúc của mình nhiều hơn là nghe âm thanh từ những hệ thống playback thông thường.

Piano, luôn là thứ nhạc cụ có độ thách thức cao nhất đối với các hệ thống audio, ngay cả với dàn hi-end. Thông thường, khi nghe nhạc cụ này trên dàn máy, nghe đúng chưa chắc đã hay, ngược lại, nghe hay chưa hẳn đã đúng. Để tái tạo lại âm thanh của nhạc cụ có cấu tạo phức tạp bậc nhất với phổ tần rộng như piano, đòi hỏi những cặp loa bên cạnh việc sở hữu một dải tần rộng, độ động cực cao, độ tuyến tính gần như phẳng tuyệt đối thì quan trọng hơn cả, là khả năng tái tạo hài âm từ thấp đến cao phải cực kỳ chính xác, tinh tế, bởi âm thanh của piano phụ thuộc rất nhiều vào âm bồi, sau âm thanh trực tiếp từ tiếng búa gõ trên dây.

Với đĩa SACD The Complete Nocturnes của Chopin do nghệ sỹ dương cầm Gergely Bogányi thể hiện (Stockfisch Record) vốn có chất lượng âm thanh rất tốt, và khi nghe qua cặp loa Acapella High Violoncello III MK III, tiếng đàn dương cầm được tái tạo chưa bao giờ đẹp, và tự nhiên như vậy. Cặp loa không làm tiếng đàn trở nên mọng hơn, căng hơn, trong hơn hay sóng sánh hơn. Mà đơn giản, nó như một nhạc công chơi lại bản nhạc trong phòng nghe trên một chiếc piano có thực. Nhưng quan trọng hơn việc tái hiện âm thanh sao cho đúng, Acapella High Violoncello III MK III coi trọng việc tái tạo cảm xúc của bản nhạc, vốn mang “mã gen” của cả tác giả lẫn nghệ sỹ biểu diễn. Tiếng đàn khi chậm rãi, khoan thai, khi dập dồn với cảm xúc bị kìm nén, nay được giải phóng ra 10 đầu ngón tay của Gergely Bogányi đầy chất chứa.

Khi chuyển sang album piano Late Piano Works piano của Franz Liszt, do nghệ sỹ dương cầm Péter Tosth, ngay lập tức, chúng tôi cảm nhận được sự khác biệt từ kỹ thuật trình tấu, âm sắc của nhạc cụ khi chơi trên một cây piano khác, cho tới âm học của phòng nghe và hiệu ứng micro tác động tới bản ghi ra sao.

Dẫu là lần nghe thứ nhất, hay thứ hai thì trải nghiệm nghe piano trên cặp loa này vẫn đầy dễ chịu và thú vị. Mỗi khi nhạc nổi lên, chúng tôi lại có cảm giác như đang ngồi trong một thính phòng với người nghệ sỹ bằng xương bằng thịt. Từng tiếng đàn vang lên rõ ràng, rành rọt với cao độ, cường độ, trường độ có thể phân biệt không mấy khó khăn. Tiếng búa gõ trên dây đàn vang, trong, những hài âm tinh tế lan tỏa trong không gian, nhỏ dần rồi từ từ biến mất ở các vị trí khác nhau rất thú vị.

Chuyển sang những album nhạc có lời, từ dòng blues của B.B.King, country của David Munyon hay jazz đương đại của Diana Krall cho tới dòng nhạc trữ tình của Việt Nam với các giọng ca trong và ngoài nước như Tùng Dương, Thanh Lam, Mỹ Linh, Nguyên Khang, Tuấn Ngọc…, tất cả đều mang lại những trải nghiệm nghe lôi cuốn.

Có lẽ High Violoncello III MK III nói riêng, và loa Acapella sử dụng trung kèn, treble plasma nói chung đều nằm trong số những cặp loa có khả năng tái tạo giọng hát hay nhất. Chưa bao giờ, chúng tôi nghe thấy giọng hát từ một cỗ máy tái tạo âm thanh lại giàu chất “người” như vậy. Từ hơi thở nhẹ, từ tiếng lấy hơi, nhả chữ, từ âm ngân rung trong lồng ngực, tại cổ họng của ca sỹ đều được tái tạo đầy đủ.

Ở cặp loa này, bên cạnh tinh thần chung của bản nhạc mà người nghe dễ dàng lĩnh hội, nó còn lấp đầy khoảng cách giữa thính giả và nghệ sỹ, khiến người nghe cảm nhận rõ và chính xác cảm xúc cũng như kỹ thuật của ca sỹ, hay nghệ sỹ chơi nhạc cụ. Chính những trải nghiệm có chiều sâu này đã nâng cao chất lượng thưởng thức cho người nghe, khiến những khoảnh khắc nghe nhạc trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Với thể loại nhạc giao hưởng dàn lớn, bản nhạc được chọn nghe để trải nghiệm là Dance Symphony của nhạc sỹ Nga Rachmaninoff. Đây là một bản nhạc hoàn hảo cho cả việc thưởng thức âm nhạc lẫn kiểm chứng âm thanh. Những khúc pianissimo với tiếng symbal, triangle, sáo gỗ và tiếng gại của cây vĩ trên dàn dây ở cường độ nhỏ vô cùng vi tế. Ngược lại, những đoạn fortissimo với cả trăm nhạc cụ hòa thanh cùng tốc độ, cường độ cao, tiếng trống định âm đập liên hồi và dàn đồng cùng lúc hòa thanh tạo thành những âm thanh vô cùng tráng lệ. Hay, nhưng không dễ thể hiện. Bởi nếu loa có dải trầm không đủ sâu, dải cao không đủ tơi mịn và tinh tế cùng độ động không đủ lớn thì từ một bản nhạc tuyệt hay có thể biến thành những trải nghiệm nghe vô cùng “đau thương”. Trên thực tế, bản thử “sống còn” này đã đánh trượt không biết bao nhiêu cặp loa mà thoạt nghe qua rất được.

High Violoncello III MK III đã trình tấu bản nhạc trên với sự ung dung cùng độ tương phản cao, giàu kịch tính. Không gian của dàn nhạc được bày ra trong một âm hình 3D nở rộng ở mọi chiều kích. Tuy nhiên, với phiên bản MK III này, có một điều đặc biệt là âm hình không có độ tiến như ở một số dòng loa thế hệ trước, hay giống như nhiều mẫu loa kèn nói chung. Ngược lại, âm hình trở về cân bằng, và thậm chí, trong một số tác phẩm, ví dụ như Dance Symphony, âm hình còn có độ lùi sâu, tái hiện chân thực một sân khấu hòa nhạc giao hưởng.

Đoạn nhạc khiến chúng tôi hồi hộp nhất là dàn symbal được chơi ở cường độ lớn, có âm lượng cực lớn, thường rất khó nghe ngay cả với một số dàn máy hi-end, nay đã được High Violoncello III MK III thể hiện một cách bản lĩnh, rất lọt tai. Có lẽ do khả năng xử lý năng lượng dải cao của loa plasma quá điệu nghệ nên đã chuyển hóa thành công những hài âm của dàn symbal thành những âm thanh của nhạc cụ tự nhiên.

Tạm kết

 

Với khoảng thời gian trải nghiệm đủ lâu để cảm nhận tương đối chính xác về âm thanh của High Violoncello III MK III, có thể thấy cặp loa này có âm thanh rất tự nhiên và cực kỳ quyến rũ, đặc biệt là ở dải trung và dải cao. Nó tái hiện âm sắc của nhạc cụ, của giọng người rất chính xác. Còn với dải trầm, High Violoncello III MK III đòi hỏi ampli cũng thuộc hạng ultra hi-end để kết đôi mới có thể phát huy được hết độ tinh tế.

Một số lưu ý quan trọng khi chơi High Violoncello III MK III là cặp loa này rất nhạy cảm với phòng nghe cũng như vị trí kê đặt. Trước hết, để loa phát huy hết khả năng trình diễn, cần một phòng nghe có diện tích tối thiểu 40m2 trở lên, và kê cách các diện tường tối thiểu 1m. Cân chỉnh hướng loa cũng là một phần việc tỉ mỉ đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn để có được âm hình tốt nhất, với chiều sâu sân khấu tối đa.

Ngoài ra, với công suất phát âm lớn ở các dải, đặc biệt là dải trầm, người chơi cần cẩn trọng trong việc xử lý âm học phòng nghe để hạn chế tối thiểu hiện tượng dội âm.

Như vậy, để chơi hay High Violoncello III MK III không đơn giản. Nó đòi hỏi ở người chơi sự hiểu biết, tính kiên nhẫn, khả năng tài chính cao và một số yêu cầu nhất định về hạ tầng (phòng nghe). Đây cũng là một thực tế đối với hầu hết các cặp loa hi-end kích thước lớn.

Ưu điểm: Công nghệ chế tác hàng đầu, thiết kế thẩm mỹ cao, trung âm và dải cao vô cùng tự nhiên, hiệu ứng “biến mất” của loa rất tốt, nghe hay với nhiều thể loại nhạc.

Nhược điểm: Giá cao, ít người có cơ hội nghe và sở hữu. Muốn loa phát huy được hết thế mạnh đòi hỏi việc set-up cầu kỳ và khá tốn kém.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÌM NHANH: